Về thăm đền thờ Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật, nghe hát nhà trò Văn Trinh

Đăng ngày 01 - 12 - 2020
100%

Được biết đến là ngọn núi cao nhất ở vùng đất Quảng Xương, từ trên đỉnh núi nhìn ra, có thể thu vào tầm mắt cả một vùng rộng lớn tới tận cửa Ghép, đường thiên lý Bắc Nam và cả sự lưu thông đường thủy của con sông Lý. Điều đó lý giải vì sao, dưới thời Trần, trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông xâm lược lần thứ hai, tướng Trần Nhật Duật đã chọn nơi đây làm phòng tuyến quân sự ngăn chặn kẻ xâm lược từ Chiêm Thành đánh ra... Trải qua thăng trầm của lịch sử, thời gian, trở về vùng núi Văn Trinh thuộc xã Quảng Hợp (Quảng Xương) xứ Thanh hôm nay, vẫn còn đó những dấu tích của vị tướng quân tài danh Trần Nhật Duật. Không chỉ vậy, hậu thế còn được biết đến một di sản văn hóa phi vật thể gắn liền với tên tuổi của ông: Hát nhà trò Văn Trinh.

Chuyện kể Chiêu Văn Đại vương

Là con trai thứ sáu của vua Trần Thái Tông, bởi vậy cậu bé Trần Nhật Duật còn được người đời gọi là Lục Hoàng tử. Tương truyền, khi mới chào đời, trên tay Hoàng tử đã có bốn chữ “Chiêu Văn đồng tử”, vì thế mà về sau ông được phong vương là “Chiêu Văn”.

Một số tài liệu còn viết, đại ý: Ngay từ nhỏ, Trần Nhật Duật đã nổi tiếng về sự hiểu biết hơn người, ham thích tìm hiểu về tiếng nói của các dân tộc. Có lẽ vì thế mà sử sách còn nhắc đến ông với tư cách là nhà ngoại giao kiệt xuất của nước ta dưới thời Trần. Tài năng ngoại ngữ của Chiêu Văn Vương còn được vua Trần Nhân Tông tấm tắc: “Chú Chiêu Văn có lẽ là kiếp sau của người phiên lạc, nên giỏi tiếng các nước đó”. Ông thông thạo nhiều ngoại ngữ, hiểu biết sâu rộng về các nước láng giềng. Theo Đại Việt Sử ký toàn thư thì cũng bởi sự quảng giao, am hiểu tập quán, biết cách đón tiếp khách theo đúng phong tục, tập quán của dân tộc bạn nên khách ngoại quốc khi đến Thăng Long vẫn thường ghé thăm Trần Nhật Duật để trò chuyện, đàm đạo. Đặc biệt, từ nhỏ ông còn thể hiện năng khiếu bẩm sinh về âm nhạc, tự mình chế tác ra các tiết tấu, giai điệu... Điều này lý giải vì sao di sản hát nhà trò Văn Trinh lại gắn liền với tên tuổi của vị tướng quân lỗi lạc.

Và tên tuổi của Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật với vùng đất Thanh Hóa lúc bấy giờ, đặc biệt phải kể đến cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông lần thứ hai của quân dân nhà Trần. Trước đó, khi vó ngựa giặc Nguyên đã tung hoành từ Á sang Âu, vậy nhưng, duy chỉ có đất nước Đại Việt nhỏ bé ở phương nam mà chúng đành phải chịu thua. Không cam tâm, năm 1285, một lần nữa, giặc Nguyên lại tiến hành xâm lược Đại Việt lần thứ hai. Và ở lần này, với âm mưu đánh nhanh thắng nhanh, kẻ xâm lược bố trí hai đạo quân: Thoát Hoan ở phía Bắc tiến xuống, Toa Đô từ Chiêm Thành kéo ra, cùng hợp lực tạo thành gọng kìm tiêu diệt nhà nước Đại Việt. Trước tình thế ấy, với nhãn quan quân sự hơn người, Chiêu Văn tướng quân đã quyết định chọn núi Văn Trinh làm phòng tuyến quân sự chống trả quân Toa Đô từ Chiêm Thành kéo ra. Tại đây, dưới sự chỉ huy của Trần Nhật Duật, quân dân trên dưới một lòng đã tổ chức nhiều trận chiến ác liệt, làm chậm đường tiến binh của quân xâm lược, tạo thế và lực vững chắc để vua tôi nhà Trần chuẩn bị lực lượng, phản công giành thắng lợi. Như vậy, vùng đất Thanh Hóa nói chung, Quảng Xương nói riêng, trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông lần thứ hai giữ vị trí không chỉ là nơi giao tranh ác liệt, mà còn là căn cứ chiến lược khi vua Trần quyết định rút lui vào Thanh Hóa, củng cố lực lượng, chuẩn bị kế hoạch phản công: “Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật đã hợp lực lượng của mình ở Thanh Hóa với quân chủ lực của triều đình... Vùng Văn Trinh lúc bấy giờ là một khu vực rậm rạp cũng là nơi Trần Nhật Duật cất giấu binh lực và lương thực. Sau thời gian củng cố lực lượng, ông đã cùng vua Trần tiến quân ra Bắc bằng hai đường thủy, bộ mở đợt tổng phản công đánh đuổi giặc ra khỏi bờ cõi Đại Việt, nhà Trần lần thứ hai chiến thắng giặc Nguyên Mông. Sử gia Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt Sử ký toàn thư nhận định: “Công đánh giặc Nguyên, Nhật Duật lập được nhiều hơn cả”.

 1 Di tích đền thờ Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật.JPG

Di tích đền thờ Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật dựa lưng vào núi Văn Trinh.

Sau chiến thắng giặc Nguyên Mông lần thứ hai, vua Trần đã thực hiện việc thưởng công cho quý tộc, tướng lĩnh. Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật được bổ nhiệm làm Tri phủ Thanh Hóa, vùng đất Văn Trinh (ngày nay là hai xã Quảng Hợp, Quảng Hòa) trở thành thái ấp của riêng ông. Người đời nhận định, việc vua Trần phong vùng đất Văn Trinh cho Chiêu Văn Vương làm thái ấp không đơn thuần chỉ để ông mở mang kinh tế mà sâu xa hơn cả là giao cho ông trông coi vị trí quân sự trọng yếu ở phía Nam Thanh Hóa.

Được biết, thái ấp Văn Trinh của Chiêu Văn Vương lúc bấy giờ gồm 18 làng: Ông lập phủ đệ ở Kẻ Chào (nơi tổ chức hội họp và đón khách); gần phủ để là Cồn May, tương truyền đây là nơi ông cùng binh sĩ tổ chức tế lễ trời đất, cầu mưa thuận gió hòa, may mắn cho đất nước, nhân dân; còn các làng khác thì được lấy công việc cụ thể mà đặt tên cho làng (làng Lăng, làng Miếu, làng Môn...).

Để tưởng nhớ công lao của Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật, nhân dân địa phương đã lập đền thờ ông ở ngay sườn núi Văn Trinh. Sách Đồng Khánh dư địa chí lược chép: “Đền thờ Chiêu Văn Vương ở xã Văn Trinh, huyện Ngọc Sơn. Vương nắm binh quyền, dẹp giặc giã, đã từng đến đây, có chính sách cai trị tốt, được nhân dân cảm ơn lập đền thờ”. Về sau, các triều đại phong kiến đều ghi nhận công lao và nhiều lần ban tặng sắc phong, tổ chức tu bổ đền thờ.

Tuy nhiên, trải qua biến thiên lịch sử, thời gian, đến khoảng những năm 1960 của thế kỷ trước, di tích phần nhiều chỉ còn là phế tích với một số văn bia, tượng đá, tượng giống, sắc phong cổ... còn sót lại. Ông Lại Duy Ninh - Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Hợp cho biết: “Năm 2004, bằng nhiều nguồn kinh phí khác nhau, trong đó chủ yếu là xã hội hóa, di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Núi Văn Trinh và đền thờ Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật đã được phục dựng với kinh phí 10 tỷ đồng. Ở thời điểm hiện tại, các hạng mục công trình trong di tích đã cơ bản được hoàn thiện, là nơi để hậu thế tỏ lòng biết ơn, kính ngưỡng tiền nhân”.

Và di sản Hát nhà trò Văn Trinh

Lại nói, Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật từ nhỏ đã thể hiện sự xuất chúng hơn người. Đâu chỉ văn võ toàn tài, ông còn được sử sách ghi danh bởi tài năng âm nhạc. Không chỉ tinh thông nhạc lý, sành âm luật, giỏi đặt lời ca, điệu múa... Sau chiến thắng giặc Nguyên Mông, ông nhận chức Tri phủ Thanh Hóa, vùng đất Văn Trinh trở thành thái ấp riêng. Giữa bộn bề công việc, Hoàng tử thứ sáu con trai vua Trần Thái Tông vẫn không quên niềm đam mê đối với âm nhạc.

 Hát nhà trò Văn Trinh.jpg

Hát nhà trò Văn Trinh là hoạt động không thể thiếu trong Lễ hội đền thờ Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật.

Tương truyền, mỗi lần thắng trận trở về hay dịp vui, tướng quân Trần Nhật Duật lại tổ chức hát mừng cùng tướng sĩ. Các bản hát được ông sáng tác ngay tại vùng đất Văn Trinh vì thế đều ít nhiều trong đó nhắc đến những địa danh của vùng đất: “Bái Đồng Cơ”, “Mã Đống Dinh”, “Quần Lực”... hẳn phải dành tâm lực và tình yêu với đất Văn Trinh cổ đến nhường nào, vị tướng quân tài danh mới có thể sáng tác nên những khúc ca để đời đến vậy.

Nhưng vì sao lại là hát nhà trò Văn Trinh chứ không phải là một tên gọi khác? Lý giải điều này, chị Lê Thị Thu - Chủ nhiệm CLB hát nhà trò Văn Trinh tự hào cho biết: “Như đã ngấm vào máu, là người dân sinh ra ở đất Văn Trinh, có ai lại không biết một vài điệu hát. Nghe các cụ cao niên trong làng kể lại, vì các ca khúc, điệu hát được Chiêu Văn Vương sáng tác ở đất Văn Trinh nên tên vùng đất đã trở thành tên di sản. Còn hát nhà trò Văn Trinh, hiểu một cách đơn giản thì đó chính là một trong những điệu hát đầu tiên của ca trù Việt Nam. Hát nhà trò Văn Trinh có “hát đối, thơ phú, hát ru”, là sự kết hợp của thanh âm đàn đáy, trống chầu cùng lời ca tiếng hát của các nghệ nhân. Hát nhà trò Văn Trinh thường gắn liền với Lễ hội núi Văn Trinh và đền thờ Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật, với lời hát ca ngợi vùng đất, con người, anh hùng dân tộc, quê hương, bản quán... cùng với di tích thì hát nhà trò Văn Trinh là niềm tự hào của người dân nơi đây”. Được biết, hiện nay chính quyền địa phương đang phối hợp với các cấp, ngành làm hồ sơ khoa học trình cấp có thẩm quyền xem xét công nhận đền thờ Văn Trinh là di tích cấp quốc gia và đưa hát nhà trò Văn Trinh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Hàng năm, vào dịp Lễ hội núi Văn Trinh và đền thờ Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật diễn ra ngày mùng 8 tháng 8 âm lịch (ngày giỗ của Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật), bên cạnh các nghi lễ linh thiêng thành kính thì biểu diễn hát nhà trò Văn Trinh là hoạt động nghệ thuật đặc biệt hấp dẫn người dân và du khách trở về lễ hội.

<

Tin mới nhất

Về thăm đền thờ Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật, nghe hát nhà trò Văn Trinh(01/12/2020 1:48 CH)

Thanh Hóa: Thế và lực trên đường phát triển(27/08/2020 9:53 SA)

Du lịch miền Tây xứ Thanh: Dòng suối ngầm và đàn “cá thần” linh thiêng(27/08/2020 9:31 SA)

Làng du lịch Yên Trung - Điểm đến mới ở Xứ Thanh(27/08/2020 9:21 SA)

Du lịch miền Tây xứ Thanh: Pù Luông hút hồn du khách(26/08/2020 4:37 CH)

Du lịch miền Tây xứ Thanh: Về Thác Mây xoa dịu nắng hè(26/08/2020 4:31 CH)

Về bãi Đông cát trắng, nắng vàng(26/08/2020 4:26 CH)

Có một “Hạ Long thu nhỏ” ở xứ Thanh(26/08/2020 4:20 CH)

LỊCH SỬ THANH HÓA(26/08/2020 4:16 CH)

Tổng quan về Thanh Hóa(26/08/2020 4:09 CH)

DI TÍCH THẮNG CẢNH XỨ THANH(26/08/2020 4:00 CH)

 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá trung tâm của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ, áp dụng cho ngày 18/01/2025 như sau:
Tỷ giá trung tâm Tỷ giá
1 Đô la Mỹ = 23.249 VND
Bằng chữ Hai mươi ba nghìn hai trăm bốn mươi chín Đồng Việt Nam
Số văn bản 181/TB-NHNN
Ngày ban hành 18/01/2025
System.Net.WebException: The underlying connection was closed: An unexpected error occurred on a receive. ---> System.ComponentModel.Win32Exception: The client and server cannot communicate, because they do not possess a common algorithm at System.Net.SSPIWrapper.AcquireCredentialsHandle(SSPIInterface SecModule, String package, CredentialUse intent, SecureCredential scc) at System.Net.Security.SecureChannel.AcquireCredentialsHandle(CredentialUse credUsage, SecureCredential& secureCredential) at System.Net.Security.SecureChannel.AcquireClientCredentials(Byte[]& thumbPrint) at System.Net.Security.SecureChannel.GenerateToken(Byte[] input, Int32 offset, Int32 count, Byte[]& output) at System.Net.Security.SecureChannel.NextMessage(Byte[] incoming, Int32 offset, Int32 count) at System.Net.Security.SslState.StartSendBlob(Byte[] incoming, Int32 count, AsyncProtocolRequest asyncRequest) at System.Net.Security.SslState.ForceAuthentication(Boolean receiveFirst, Byte[] buffer, AsyncProtocolRequest asyncRequest) at System.Net.Security.SslState.ProcessAuthentication(LazyAsyncResult lazyResult) at System.Threading.ExecutionContext.RunInternal(ExecutionContext executionContext, ContextCallback callback, Object state, Boolean preserveSyncCtx) at System.Threading.ExecutionContext.Run(ExecutionContext executionContext, ContextCallback callback, Object state, Boolean preserveSyncCtx) at System.Threading.ExecutionContext.Run(ExecutionContext executionContext, ContextCallback callback, Object state) at System.Net.TlsStream.ProcessAuthentication(LazyAsyncResult result) at System.Net.TlsStream.Write(Byte[] buffer, Int32 offset, Int32 size) at System.Net.PooledStream.Write(Byte[] buffer, Int32 offset, Int32 size) at System.Net.ConnectStream.WriteHeaders(Boolean async) --- End of inner exception stack trace --- at System.Net.HttpWebRequest.GetResponse() at Tandan.Portal.ThanhHoa.CrawlTiGiaNganHangTrungUong.CrawlTiGiaNganHangTrungUongUserControl.GetHtmlFromLink(String SrcUrl) at Tandan.Portal.ThanhHoa.CrawlTiGiaNganHangTrungUong.CrawlTiGiaNganHangTrungUongUserControl.Page_Load(Object sender, EventArgs e)
°