Ngành ngân hàng tiếp tục triển khai quyết liệt, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp được giao góp phần ổn định vĩ mô, phục hồi kinh tế

Đăng ngày 11 - 08 - 2020
100%

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành văn bản số 5596 /NHNN-VP gửi các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam(NHNN); Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020.

Nội dung của văn bản nêu rõ, ngày 22/7/2020, NHNN đã tổ chức Hội nghị Ban Cán sự Đảng, Ban Lãnh đạo NHNN mở rộng về sơ kết tình hình thực hiện nhiệm vụ ngân hàng 6 tháng đầu năm, định hướng triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.

Hội nghị đã thống nhất nhận định, 6 tháng đầu năm 2020, trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi những tác động chưa từng có của đại dịch Covid-19, bám sát các Nghị quyết, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tình hình trong và ngoài nước, NHNN đã chủ động, linh hoạt điều hành chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng nhằm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và chỉ đạo các đơn vị trong toàn Ngành kịp thời triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người dân khắc phục khó khăn, giảm bớt thiệt hại do dịch bệnh, góp phần đẩy nhanh quá trình hồi phục nền kinh tế sau dịch.

Đến nay, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng các đơn vị, vụ, cục tại NHNN Trung ương, NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi chung là TCTD) đã chủ động, quyết liệt và có trách nhiệm trong triển khai nhiệm vụ nên ngành Ngân hàng đã cơ bản hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, hỗ trợ tích cực và đóng góp quan trọng vào kết quả kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phục hồi kinh tế sau dịch, duy trì tăng trưởng ở mức cao hơn các nước trong khu vực và trên thế giới. Điều này cũng cho thấy năng lực tài chính và sự linh hoạt thích ứng của hệ thống các TCTD Việt Nam đã được cải thiện rõ rệt và có khả năng hỗ trợ tốt hơn cho nền kinh tế. Ban Cán sự Đảng, Ban Lãnh đạo NHNN ghi nhận những nỗ lực của tất cả các đơn vị trong triển khai nhiệm vụ được giao và biểu dương, đánh giá cao những kết quả mà các đơn vị đã đạt được trong 6 tháng đầu năm 2020.

Trong thời gian tới, dịch Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường trên phạm vi toàn cầu, có thể đẩy kinh tế thế giới tiếp tục suy thoái sâu và tác động nặng nề đến kinh tế trong nước trên nhiều phương diện khi Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với thế giới và có độ mở kinh tế lớn (tương đương 200% GDP). Ở trong nước đã và đang phải ứng phó với tình hình tái dịch Covid-19, có nguy cơ lây lan nhanh trên diện rộng tại nhiều địa phương, trong đó có các đô thị lớn, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người và kinh tế - xã hội của đất nước. Những diễn biến này tiếp tục ảnh hưởng nặng nề đến điều hành chính sách vĩ mô nói chung và điều hành chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng nói riêng.

Để phấn đấu hoàn thành tốt nhất các mục tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm 2020 cũng như cả giai đoạn 2016-2020 và chung tay cùng cả nước tập trung ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh, Thống đốc NHNN yêu cầu các đơn vị trong toàn Ngành tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được trong 6 tháng đầu năm 2020 cũng như từ đầu nhiệm kỳ đến nay, nỗ lực, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thách thức, chủ động triển khai quyết liệt, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 03/01/2020, Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 31/3/2020 của Thống đốc NHNN và các biện pháp phòng, chống dịch nêu tại công điện số 02, 03, 04 về phòng, chống Covid-19 của NHNN, tiếp tục đóng góp tích cực vào sự phát triển ổn định, bền vững của Ngành và mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô, phục hồi kinh tế, ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh của đất nước. Trong đó, Thống đốc NHNN đề nghị, trong 6 tháng cuối năm 2020, các đơn vị trong toàn Ngành tập trung triển khai quyết liệt, có hiệu quả một số nhiệm vụ trọng tâm cụ thể sau.

Điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, bám sát diễn biến kinh tế trong và ngoài nước để dự báo, đánh giá tình hình kịp thời

Thống đốc yêu cầu, đối với các đơn vị thuộc NHNN, nắm bắt, cập nhật kịp thời các thông tin chính thức về diễn biến mới của dịch Covid-19 và chỉ đạo của các cấp, các ngành và các địa phương để thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch; chủ động xây dựng, áp dụng các kịch bản ứng phó phù hợp, đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, thông suốt, đặc biệt là các hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống thanh toán của NHNN.

Về điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, bám sát diễn biến kinh tế trong và ngoài nước để dự báo, đánh giá tình hình và kịp thời tham mưu, đề xuất các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng phù hợp, đảm bảo thanh khoản thị trường, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ ổn định và tạo điều kiện giảm nhanh hơn mặt bằng lãi suất. Kiến nghị, đề xuất kịp thời với Ban điều hành giá của Chính phủ các giải pháp chỉ đạo, điều hành hợp lý nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.

Theo dõi sát diễn biến thị trường để chủ động điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp và sẵn sàng can thiệp khi cần thiết nhằm ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Theo sát biến động giá vàng thế giới và trong nước để kịp thời thông tin, khuyến cáo người dân, ổn định tâm lý thị trường, không để ảnh hưởng đến ổn định vĩ mô.

Chỉ đạo các TCTD tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ. Khẩn trương xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2020 đối với các TCTD đáp ứng tốt các tỷ lệ bảo đảm an toàn và có khả năng mở rộng tín dụng nhưng không làm tăng mặt bằng lãi suất huy động và cho vay. Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, BOT, BT giao thông…

Khẩn trương hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2020/TT-NHNN, bảo đảm phù hợp thực tiễn và tạo điều kiện cho doanh nghiệp, TCTD tháo gỡ khó khăn, khôi phục kinh tế. Tập trung chỉ đạo các TCTD triển khai mạnh mẽ, quyết liệt các giải pháp cơ cấu lại nợ, cho vay mới, giảm lãi suất, phí... quy định tại Thông tư 01/2020/TT-NHNN nhằm hỗ trợ kịp thời, hiệu quả hơn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất, kinh doanh theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN.

Trong bối cảnh dịch bệnh đang có nguy cơ lây lan nhanh trên diện rộng tại nhiều địa phương, làm tăng thêm khó khăn cho nền kinh tế, NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố cần tập trung cao độ chỉ đạo các TCTD trên địa bàn triển khai quyết liệt, mạnh mẽ các giải pháp nêu tại 01/2020/TT-NHNN và chủ động tham mưu cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đa dạng các hình thức tổ chức kết nối ngân hàng- doanh nghiệp để kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc phát sinh cho doanh nghiệp, người dân trong tiếp cận tín dụng, dịch vụ ngân hàng, góp phần thúc đẩy, phục hồi kinh tế.

Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoàn thiện, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 và Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định 15/2020/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Sửa đổi Thông tư 05/2020/TT-NHNN về tái cấp vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) để thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch cho phù hợp.

Chỉ đạo, giám sát các TCTD, đặc biệt là công ty tài chính tiêu dùng, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)... triển khai mạnh mẽ các gói tín dụng tiêu dùng phục vụ nhu cầu chính đáng của người dân với lãi suất hợp lý, thủ tục đơn giản và phù hợp với quy định của pháp luật.

Chỉ đạo NHCSXH khẩn trương hoàn thành phương án thí điểm mở rộng tín dụng tiêu dùng; Hoàn thiện dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định 28/2015/QĐ-TTg ngày 21/7/2015 về chương trình tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông về các chương trình, chính sách tín dụng, đặc biệt là các giải pháp của ngành Ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân, góp phần hạn chế tín dụng đen. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động cho vay tiêu dùng của các TCTD.

Về cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu, Thống đốc yêu cầu tiếp tục giám sát chặt chẽ và chỉ đạo các TCTD triển khai quyết liệt, hiệu quả phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 đã được phê duyệt. Khẩn trương phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện các thủ tục tăng vốn điều lệ cho Agribank từ nguồn ngân sách nhà nước; tiếp tục xử lý vấn đề tăng vốn điều lệ cho các NHTM nhà nước (VietinBank, Vietcombank) thông qua chi trả cổ tức bằng cổ phần. Kiến nghị Bộ Tài chính khẩn trương trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 91/2015/NĐ-CP để có cơ sở thực hiện tăng vốn cho các NHTM nhà nước; xây dựng lộ trình tăng vốn cho các NHTM nhà nước trong giai đoạn 2021-2026, trong đó có phần tăng vốn từ nguồn ngân sách nhà nước để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt...

Tập trung chỉ đạo các TCTD có nợ xấu cao có biện pháp hiệu quả xử lý nợ xấu và ngăn chặn nợ xấu phát sinh. NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các cơ quan có thẩm quyền trên địa bàn, hỗ trợ TCTD xử lý, phát mại tài sản bảo đảm, góp phần đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, cơ cấu lại hệ thống các TCTD. Làm tốt công tác quản lý, chấn chỉnh, củng cố hoạt động quỹ tín dụng nhân dân (QTDND)...

Đánh giá kết quả thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020” kết hợp với đánh giá tác động của dịch Covid-19 đến kết quả thực hiện mục tiêu của Đề án. Trên cơ sở đó, xây dựng Đề án cơ cấu lại các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025.

Về thúc đẩy phát triển hoạt động thanh toán và đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động thanh toán qua ngân hàng. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách và chỉ đạo các TCTD thúc đẩy phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM). Trong đó: Thúc đẩy phát triển dịch vụ ngân hàng số và khẩn trương mở rộng thanh toán qua ngân hàng đối với dịch vụ công, đặc biệt là lĩnh vực y tế, giáo dục. Nghiên cứu kỹ lưỡng và hoàn thiện dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt, đảm bảo tính khả thi, phù hợp với các định hướng phát triển hoạt động thanh toán trong thời gian tới và nâng cao hiệu quả quản lý của NHNN đối với dịch vụ thanh toán.

Tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan hoàn thiện dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ trình Thủ tướng Chính phủ theo chỉ đạo tại Thông báo số 250/TB-VPCP ngày 24/7/2020.

Hoàn thành đúng tiến độ việc xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng (Sandbox).

Phối hợp với các nước ASEAN trao đổi, thảo luận và tranh thủ hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức tài chính quốc tế (IMF, ADB, WB…) về các dịch vụ ngân hàng mới như ngân hàng số, tiền số của Ngân hàng Trung ương…

Bên cạnh đó,tăng cường giám sát và cảnh báo rủi ro trong hoạt động thanh toán, cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật trong hoạt động thanh toán, trung gian thanh toán. Phối hợp với các bộ, ngành liên quan tăng cường công tác bảo đảm an ninh, an toàn, bảo mật trong hoạt động thanh toán.

Thực hiện tổng kết, đánh giá các Đề án, chương trình kế hoạch trong lĩnh vực thanh toán: kết quả triển khai phát triển TTKDTM giai đoạn 2016-2020, đề xuất giải pháp thúc đẩy TTKDTM giai đoạn 2021-2025; Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với việc thu phí các dịch vụ công như thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội; Chiến lược giám sát các hệ thống thanh toán tại Việt Nam giai đoạn 2014 -2020...

Nội dung của văn bản cũng nêu rõ một số nhiệm vụ trọng tâm khác đối với các đơn vị thuộc NHNN như: Khẩn trương hoàn thành báo cáo tổng kết và xây dựng kế hoạch sửa đổi Luật NHNN, Luật các TCTD, Luật Bảo hiểm tiền gửi, Luật phòng chống rửa tiền. Hoàn thành đúng tiến độ Chương trình xây dựng Thông tư 6 tháng cuối năm 2020 của NHNN; Tổ chức sơ kết việc thực hiện Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trong giai đoạn 2018-2020 và triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành tiếp tục thực hiện tốt vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam và tổ chức chu đáo các Hội nghị, sự kiện thuộc trách nhiệm của NHNN trong khuôn khổ năm ASEAN 2020. Khẩn trương thực hiện đầy đủ, đúng quy định các quy trình, thủ tục cần thiết để Việt Nam sớm gia nhập Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) theo đúng chủ trương của Bộ Chính trị và Chính phủ; Tổ chức chu đáo, trang trọng, tiết kiệm Đại hội Thi đua yêu nước ngành Ngân hàng. Tổ chức các hoạt động thiết thực, có ý nghĩa hướng tới kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Ngân hàng nhằm tri ân các thế hệ đi trước và tuyên truyền, giáo dục về truyền thống vẻ vang của Ngành cho thế hệ hôm nay...

Hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn, góp phần phục hồi sản xuất kinh doanh

Đối với các TCTD, Thống đốc yêu cầu nắm bắt, cập nhật kịp thời các thông tin chính thức về diễn biến mới của dịch Covid-19 và chỉ đạo của các cấp, các ngành và các địa phương để thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch; chủ động áp dụng các biện pháp ứng phó trong từng hệ thống TCTD, đảm bảo hoạt động an toàn, thông suốt, không bị gián đoạn trong mọi trường hợp.

Về hoạt động tín dụng, tiếp tục tập trung triển khai quyết liệt các giải pháp mở rộng tín dụng đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đặc biệt là lĩnh vực ưu tiên và các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân theo quy định tại Thông tư 01/2020/TT-NHNN và Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2020/TT-NHNN sau khi NHNN ban hành. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện của tất cả các chi nhánh trong hệ thống để đảm bảo việc thực hiện Thông tư 01/2020/TT-NHNN đúng quy định và hiệu quả. Chủ động cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn để đảm bảo thanh khoản.

Kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt là tín dụng đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, BOT, BT giao thông, TCTD cấp tín dụng để góp vốn, mua cổ phần và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp… Bố trí nguồn vốn cần thiết để phát triển các sản phẩm cho vay phục vụ đời sống, đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân, góp phần hạn chế tín dụng đen.

Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và NHNN về tiết giảm chi phí hoạt động, giảm lương thưởng, lợi nhuận để tiếp tục giảm lãi suất cho vay thực chất đối với các khoản vay hiện hữu và các khoản cho vay mới, hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn, góp phần phục hồi sản xuất kinh doanh sau dịch. Chấp hành đúng quy định của NHNN về lãi suất cho vay đối với 5 lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ.

Các TCTD nói chung và các công ty tài chính cho vay tiêu dùng, Agribank nói riêng triển khai mạnh mẽ, hiệu quả các chương trình, sản phẩm tín dụng tiêu dùng với lãi suất hợp lý. Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật và chỉ đạo của NHNN trong cho vay tiêu dùng. Rà soát, hoàn thiện các quy định nội bộ và tăng cương kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật và quy định nội bộ của TCTD. Đổi mới, cải cách mạnh mẽ thủ tục cấp tín dụng và dịch vụ ngân hàng; đơn giản hóa quy trình, thủ tục, rút ngắn thời gian thẩm định cho vay nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn vay và phù hợp với quy định của pháp luật.

Về cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu và đảm bảo an toàn hoạt động,t iếp tục triển khai có hiệu quả phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu đến năm 2020 đã được phê duyệt; tập trung xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu và tập trung nguồn lực tài chính cho xử lý nợ xấu; hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh. Tiếp tục lành mạnh hóa tài chính, tăng vốn điều lệ.

Thực hiện nghiêm kết luận thanh tra, kiểm tra và cảnh báo của NHNN và các cơ quan có thẩm quyền. Tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Tích cực phòng ngừa, phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm của các cá nhân và đơn vị trực thuộc.

Các công ty tài chính cho vay tiêu dùng, các QTDND thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về huy động, cho vay, thu nợ, bảo đảm minh bạch, an ninh, an toàn hoạt động.

Về hoạt động thanh toán,chủ động, tích cực phối hợp với các bộ, ngành và đơn vị cung cấp dịch vụ công đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt đối với các dịch vụ công.Tăng cường ứng dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm phát triển các dịch vụ thanh toán tiện lợi, an toàn cho khách hàng, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng số.Chú trọng triển khai các giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn các hệ thống thông tin, phòng, chống lộ, lọt dữ liệu trên toàn bộ hệ thống thông tin tại đơn vị và đảm bảo an toàn thanh toán; kịp thời xử lý theo đúng quy định, đảm bảo quyền lợi của các bên khi có rủi ro, gian lận trong hoạt động thanh toán.

Thống đốc cũng yêu cầu các TCTD triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm khác như: Chấp hành nghiêm các quy định của NHNN về an toàn kho quỹ. Làm tốt công tác giám sát, tự kiểm tra nội bộ, tăng cường an ninh, an toàn kho quỹ, ngăn chặn sai phạm trong quản lý tiền tệ, kho quỹ. Chủ động có các biện pháp phòng chống tiêu cực, trộm cướp tại các chi nhánh, phòng giao dịch.Tổ chức các hoạt động thiết thực, có ý nghĩa hướng tới kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Ngân hàng theo chỉ đạo của NHNN. Chủ động, tích cực thực hiện công tác an sinh xã hội, đặc biệt là hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19 nhằm chung tay cùng cả hệ thống chính trị khắc phục khó khăn, ngăn chặn, đẩy lùi dịch Covid-19.Các đơn vị trong toàn Ngành tổ chức quán triệt, chỉ đạo toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên trong đơn vị nêu cao tinh thần trách nhiệm, sự chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ được giao, đặc biệt trong công tác hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, vì sự phát triển chung của đất nước và của Ngành.

Theo sbv.gov.vn

Ý kiến bạn đọc
    <

    Tin mới nhất

    BIDV Thanh Hóa được vinh danh đơn vị kinh doanh xuất sắc đứng đầu cụm địa bàn năm 2024(08/01/2025 4:52 CH)

    Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Thi thăm và chúc mừng các ngân hàng nhân dịp quyết...(31/12/2024 4:31 CH)

    Khai trương Vietbank chi nhánh Thanh Hóa(20/12/2024 6:19 SA)

    Thông báo thay đổi chi nhánh quản lý phòng giao dịch số 01 TYM - Chi nhánh Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa(09/12/2024 5:17 CH)

    Khai trương trụ sở mới của LBP Thanh Hóa(22/11/2024 4:35 CH)

    Khai trương hoạt động PG Bank tại Thanh Hóa(21/11/2024 6:20 SA)

    Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Thanh Hóa có tân Phó Giám đốc(01/11/2024 11:48 CH)

    Chuyển đổi số ngân hàng đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội(10/10/2024 5:29 CH)

    Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá hoạt động QTDND 6 tháng đầu năm và...(10/08/2024 8:30 SA)

    Thông báo về việc thay đổi địa điểm trụ sở Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Thanh Hóa(20/07/2024 8:43 SA)

    Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội nghị đánh giá hoạt động quỹ tín dụng nhân dân năm 2023, triển khai...(13/03/2024 4:59 CH)

    Cụm thi đua 5 - Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2023(01/03/2024 11:27 SA)

    Agribank Chi nhánh Bắc Thanh Hóa tổ chức hội nghị tuyên dương các điển hình tiên tiến giai đoạn...(14/01/2024 9:41 CH)

    Tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp(09/11/2023 11:00 SA)

    Agribank chi nhánh tỉnh Thanh Hóa hưởng ứng ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2023 tại Thanh Hóa(19/10/2023 3:35 CH)

    Ngành Ngân hàng Thanh Hóa sơ kết hoạt động 9 tháng đầu năm 2023 và triển khai nhiệm vụ những...(05/10/2023 9:59 CH)

    Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thanh Hóa tổ chức tập huấn nghiệp cụ về phòng cháy chữa cháy và cứu...(20/08/2023 5:13 CH)

    Hội thao - Giao lưu văn nghệ Cụm thi đua 5 năm 2023(02/08/2023 11:01 SA)

    Cụm thi đua 5 - Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội nghị sơ kết công tác thi đua, khen thưởng 6 tháng...(28/07/2023 11:43 SA)

    Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2023 về hoạt động Quỹ tín dụng Nhân dân(23/06/2023 11:31 SA)

     Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá trung tâm của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ, áp dụng cho ngày 18/01/2025 như sau:
    Tỷ giá trung tâm Tỷ giá
    1 Đô la Mỹ = 23.249 VND
    Bằng chữ Hai mươi ba nghìn hai trăm bốn mươi chín Đồng Việt Nam
    Số văn bản 181/TB-NHNN
    Ngày ban hành 18/01/2025
    System.Net.WebException: The underlying connection was closed: An unexpected error occurred on a receive. ---> System.ComponentModel.Win32Exception: The client and server cannot communicate, because they do not possess a common algorithm at System.Net.SSPIWrapper.AcquireCredentialsHandle(SSPIInterface SecModule, String package, CredentialUse intent, SecureCredential scc) at System.Net.Security.SecureChannel.AcquireCredentialsHandle(CredentialUse credUsage, SecureCredential& secureCredential) at System.Net.Security.SecureChannel.AcquireClientCredentials(Byte[]& thumbPrint) at System.Net.Security.SecureChannel.GenerateToken(Byte[] input, Int32 offset, Int32 count, Byte[]& output) at System.Net.Security.SecureChannel.NextMessage(Byte[] incoming, Int32 offset, Int32 count) at System.Net.Security.SslState.StartSendBlob(Byte[] incoming, Int32 count, AsyncProtocolRequest asyncRequest) at System.Net.Security.SslState.ForceAuthentication(Boolean receiveFirst, Byte[] buffer, AsyncProtocolRequest asyncRequest) at System.Net.Security.SslState.ProcessAuthentication(LazyAsyncResult lazyResult) at System.Threading.ExecutionContext.RunInternal(ExecutionContext executionContext, ContextCallback callback, Object state, Boolean preserveSyncCtx) at System.Threading.ExecutionContext.Run(ExecutionContext executionContext, ContextCallback callback, Object state, Boolean preserveSyncCtx) at System.Threading.ExecutionContext.Run(ExecutionContext executionContext, ContextCallback callback, Object state) at System.Net.TlsStream.ProcessAuthentication(LazyAsyncResult result) at System.Net.TlsStream.Write(Byte[] buffer, Int32 offset, Int32 size) at System.Net.PooledStream.Write(Byte[] buffer, Int32 offset, Int32 size) at System.Net.ConnectStream.WriteHeaders(Boolean async) --- End of inner exception stack trace --- at System.Net.HttpWebRequest.GetResponse() at Tandan.Portal.ThanhHoa.CrawlTiGiaNganHangTrungUong.CrawlTiGiaNganHangTrungUongUserControl.GetHtmlFromLink(String SrcUrl) at Tandan.Portal.ThanhHoa.CrawlTiGiaNganHangTrungUong.CrawlTiGiaNganHangTrungUongUserControl.Page_Load(Object sender, EventArgs e)
    °