Thẻ thấu chi nông nghiệp: Chặn tín dụng đen từ cửa

Đăng ngày 13 - 07 - 2020
100%

Chủ động ngăn ngừa đối tượng cho vay lãi cao không có cơ hội tiếp cận bà con nông dân.

Món quà quý giá

“Trước đây, khi cần khoản tiền đột xuất tôi đều phải vay nóng ở ngoài. Cứ 1 triệu phải trả 20 nghìn đồng/ngày, đấy là chỗ quen biết. Còn nếu không quen lãi suất còn cao hơn nữa. Từ ngày có thẻ thấu chi tôi và bà con ở thôn thấy mừng lắm, từ bây giờ chúng tôi không còn lo phải vay tiền lãi suất cao nữa rồi…”, đó là tâm sự của chị Đỗ Phương Hiền - thôn 4, xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) khi chia sẻ với chúng tôi. Điều đáng phấn khởi là hiện đã có hàng nghìn bà con nông dân tại địa phương được Agribank chi nhánh tỉnh Thanh Hóa cấp thẻ thấu chi nông nghiệp.

the thau chi nong nghiep chan tin dung den tu cua
Agribank chi nhánh Thọ Xuân đưa Đề án thẻ vào cuộc sống một cách nhanh và hiệu quả nhất

Trong đó, Agribank chi nhánh Thọ Xuân may mắn hơn khi được hoạt động tại một huyện là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, chỉ cách thành phố Thanh Hóa chưa đầy 40 km về phía tây. Tận dụng lợi thế lớn này, Giám đốc Agribank chi nhánh huyện Thọ Xuân Phạm Ngọc Lai cho biết, ngân hàng đã triển khai các giải pháp rất bài bản và đầy đủ để đưa Đề án thẻ vào cuộc sống người dân trên địa bàn một cách nhanh và hiệu quả nhất. Chi nhánh đã thành lập Ban chỉ đạo, làm tốt công tác tuyên truyền, thí điểm tại tất cả 21 xã, thị trấn trên địa bàn. Đến thời điểm này, mặc dù còn hơn 2 tháng nữa mới kết thúc thí điểm nhưng chi nhánh đã thực hiện hơn 80% kế hoạch được giao khoảng 817 tỷ đồng/1.000 tỷ đồng dư nợ thẻ thấu chi.

“Với tình hình triển khai thuận lợi như hiện tại, dự kiến chi nhánh sẽ về đích sớm trong tháng 7”, ông Lai tiết lộ và nhấn mạnh thêm những ý nghĩa rất quan trọng của Đề án đối với địa phương. Đó là giúp cho nhân dân làm quen, hiểu biết việc thanh toán không dùng tiền mặt, tiếp cận với công nghệ và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Ý nghĩa quan trọng nữa là giúp khách hàng chủ động thanh toán dịch vụ công như tiền điện, nước, thanh toán vật tư phân bón, thức ăn gia súc, mua đồ dùng sinh hoạt thông qua các máy POS thuận tiện dễ dàng. Từ đó hạn chế tệ nạn cho vay tín dụng đen trên địa bàn huyện Thọ Xuân.

Ông Bùi Văn Hùng - Phó Chủ tịch UBND, Trưởng ban chỉ đạo vay vốn ngân hàng xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân đánh giá rất cao chủ trương phát hành thẻ thấu chi trên địa bàn nông nghiệp - nông thôn. “Bà con nông dân trên địa bàn xã sử dụng thẻ thấu chi rất thuận lợi khi không cần phải mang tiền mặt, chỉ cần quẹt thẻ là mua được vật tư nông nghiệp, các loại nhu yếu phẩm phục vụ cho đời sống. Việc có được khoản tiền cấp sẵn qua thẻ thấu chi giúp người dân có thể sử dụng khi có nhu cầu đột xuất, không phải đi vay lãi ngày, giảm bớt được tình trạng tín dụng đen tại địa phương. Đây là một trong những sản phẩm phát triển tốt, góp phần ổn định được tình hình an ninh chính trị trật tự tại địa phương”, ông Hùng nhận xét về những lợi ích mà thẻ thấu chi của Agribank mang lại và bày tỏ mong muốn, Agribank nghiên cứu để mở rộng mô hình này.

“Về phía địa phương sẽ phối hợp tích cực tuyên truyền để bà con trên địa bàn thấy được sự thuận lợi khi sử dụng thẻ thấu chi. Khi giảm bớt được tệ nạn xã hội tín dụng đen thì chắc chắn sẽ góp phần rất nhiều phát triển kinh tế địa phương. Bởi một địa phương muốn ổn định phát triển thì phải làm tốt công tác an ninh trật tự”, ông Hùng bày tỏ kỳ vọng.

“Mặc dù là huyện miền núi cửa ngõ phía Tây của tỉnh Thanh Hóa, khoảng cách địa lý giữa các xã, huyện khá xa, nhưng bất kỳ chủ trương chính sách nào của Chính phủ, nhất là của ngành Ngân hàng, đều được Agribank chi nhánh Ngọc Lặc triển khai rất sớm, giúp bà con nông dân tại đây được tiếp cận rất kịp thời”, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Ngọc Lặc Bùi Đăng Lượng khẳng định với phóng viên như vậy. “Cứ có chủ trương chính sách nào là Agribank phối hợp chặt chẽ, sát cánh cùng Hội Nông dân, Ban chỉ đạo xã để hỗ trợ bà con nông dân sớm tiếp cận được. Phát hành thẻ thấu chi cũng được Agribank chi nhánh Ngọc Lặc triển khai rất kịp thời giúp bà con tiếp cận được vốn rất nhanh. Đặc biệt, chủ động ngăn ngừa đối tượng cho vay lãi cao không có cơ hội tiếp cận bà con nông dân”, ông Lượng thông tin thêm.

Để “không ai bị bỏ lại phía sau”, nhất là bà con khu vực miền núi, địa hình khó khăn, xa xôi trắc trở, ông Nguyễn Ngọc Hùng - Giám đốc Agribank chi nhánh Ngọc Lặc cho biết, chi nhánh đã thành lập riêng một Ban chỉ đạo về phát hành thẻ thấu chi. Trong đó Giám đốc là Trưởng ban. Ngoài tổ chức phổ biến, quán triệt cho cán bộ tại chi nhánh về chủ trương mục tiêu của đề án, giao chỉ tiêu cụ thể đến từng cán bộ, chi nhánh còn chủ động làm việc với HĐND, UBND, các cấp hội tại địa phương, tổ chức tuyên truyền qua đài truyền thanh huyện, xã, qua các cấp hội và tại buổi giải ngân, thu nợ, giao ban tổ vay vốn, qua bảng tin của Agribank đặt tại các xã để khách hàng được biết và tham gia. Đến 30/6/2020, chi nhánh đã phát hành 493 thẻ nông nghiệp - nông thôn, cấp hạn mức thấu chi cho 465 thẻ (đạt 62% kế hoạch giao). Tổng hạn mức thấu chi được cấp là 4,3 tỷ đồng, dư nợ thẻ thấu chi nông nghiệp - nông thôn đạt 957 triệu đồng.

Hiện nay chi nhánh đang quản lý 19 đơn vị chấp nhận thẻ với đa dạng các mặt hàng kinh doanh phục vụ nhu cầu của người dân như: hàng tiêu dùng, mỹ phẩm, quần áo, đồ điện dân dụng, hàng điện tử điện lạnh, đồ gỗ...

Quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp

Phó giám đốc Agribank chi nhánh tỉnh Thanh Hóa cho biết, nhận thức rõ vai trò và ý nghĩa của việc phát triển dịch vụ thẻ tại thị trường nông nghiệp - nông thôn, ngay sau khi nhận được văn bản triển khai đề án của Agribank, chi nhánh đã khẩn trương tổ chức thực hiện tại đơn vị như thành lập Ban chỉ đạo triển khai thí điểm đề án; ban hành văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện, nhất là giao kế hoạch cụ thể đến các chi nhánh loại II. Song song với đó, xây dựng phần mềm hỗ trợ thiết lập hồ sơ trên máy vi tính; thường xuyên theo dõi, khảo sát, chỉ đạo, hướng dẫn quá trình thực hiện ở cơ sở; nắm bắt và xử lý kịp thời những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Thông qua các giải pháp chủ động, tích cực trong tổ chức triển khai thực hiện, qua 9 tháng triển khai thực hiện đề án, bước đầu đã đạt được kết quả tích cực: Đến 30/6/2020 đã phát hành 5.048 thẻ, đạt 74,2% kế hoạch Agribank giao. Trong đó đã cấp hạn mức thấu chi cho 4.032 thẻ, với tổng hạn mức thấu chi là 47 tỷ đồng; dư nợ thấu chi là 17 tỷ đồng. Phục vụ triển khai thí điểm đề án trên địa bàn 12 huyện có 29 máy ATM và 89 máy POS; bình quân mỗi huyện có 2 máy ATM và 7 máy POS.

Tuy mới là kết quả bước đầu triển khai thí điểm, nhưng Đề án đẩy mạnh phát triển thẻ tại thị trường nông nghiệp-nông thôn đã phát huy được vai trò và ý nghĩa kinh tế - xã hội hết sức quan trọng. Đề án đã giúp ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung cấp các sản phẩm dịch vụ ở khu vực nông thôn như tăng số lượng khách hàng mở tài khoản và sử dụng các sản phẩm dịch vụ, mở rộng mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ tại khu vực nông nghiệp - nông thôn. Đây cũng là kênh gia tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn cho ngân hàng, đồng thời góp phần tăng nguồn thu dịch vụ theo yêu cầu tại chiến lược phát triển ngành Ngân hàng. Đối với xã hội, thẻ thấu chi góp phần đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại thị trường nông nghiệp - nông thôn theo Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị của Thống đốc NHNN. Đây cũng là nội dung quan trọng trong thực hiện chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định 149 của Thủ tướng Chính phủ. 

Việc cấp cho người dân một khoản vốn lên đến 30 triệu đồng giúp đáp ứng các nhu cầu phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày, thanh toán các dịch vụ công, thanh toán chi phí sinh hoạt thiết yếu như điện, nước, viễn thông, học phí, viện phí… Thông qua đó, xây dựng hệ sinh thái khép kín qua ngân hàng giữa khách hàng sử dụng thẻ và các nhà cung ứng sản phẩm dịch vụ; giúp lành mạnh hóa thị trường tín dụng vi mô, hạn chế và đẩy lùi nạn tín dụng đen trên địa bàn nông nghiệp - nông thôn.

Trong thời gian tới, Agribank kỳ vọng sẽ tiếp tục trang bị, mở rộng, nâng cao chất lượng mạng lưới chấp nhận thanh toán thẻ, đưa các dịch vụ ngân hàng hiện đại đến với bà con, đơn giản hóa các khoản chi tiêu, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại địa bàn nông nghiệp - nông thôn. Việc đẩy mạnh phát triển thẻ tại thị trường nông nghiệp - nông thôn tiếp tục khẳng định vai trò của Agribank đối với “tam nông”, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Sau 9 tháng triển khai trên phạm vi rộng khắp 63 tỉnh, thành phố toàn quốc với nhiều đặc thù khác biệt, nhưng với nỗ lực của toàn hệ thống đặc biệt là trong công tác truyền thông, Đề án đã bước đầu phát huy hiệu quả với kết quả tích cực. Cụ thể, số lượng thẻ phát hành hơn 112.000 thẻ và gần 1.800 POS được lắp đặt mới, hạn mức thấu chi đã cấp gần 400 tỷ đồng, dư nợ thấu chi tài khoản đạt gần 300 tỷ đồng.

<

Tin mới nhất

BIDV Thanh Hóa được vinh danh đơn vị kinh doanh xuất sắc đứng đầu cụm địa bàn năm 2024(08/01/2025 4:52 CH)

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Thi thăm và chúc mừng các ngân hàng nhân dịp quyết...(31/12/2024 4:31 CH)

Khai trương Vietbank chi nhánh Thanh Hóa(20/12/2024 6:19 SA)

Thông báo thay đổi chi nhánh quản lý phòng giao dịch số 01 TYM - Chi nhánh Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa(09/12/2024 5:17 CH)

Khai trương trụ sở mới của LBP Thanh Hóa(22/11/2024 4:35 CH)

Khai trương hoạt động PG Bank tại Thanh Hóa(21/11/2024 6:20 SA)

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Thanh Hóa có tân Phó Giám đốc(01/11/2024 11:48 CH)

Chuyển đổi số ngân hàng đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội(10/10/2024 5:29 CH)

Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá hoạt động QTDND 6 tháng đầu năm và...(10/08/2024 8:30 SA)

Thông báo về việc thay đổi địa điểm trụ sở Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Thanh Hóa(20/07/2024 8:43 SA)

Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội nghị đánh giá hoạt động quỹ tín dụng nhân dân năm 2023, triển khai...(13/03/2024 4:59 CH)

Cụm thi đua 5 - Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2023(01/03/2024 11:27 SA)

Agribank Chi nhánh Bắc Thanh Hóa tổ chức hội nghị tuyên dương các điển hình tiên tiến giai đoạn...(14/01/2024 9:41 CH)

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp(09/11/2023 11:00 SA)

Agribank chi nhánh tỉnh Thanh Hóa hưởng ứng ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2023 tại Thanh Hóa(19/10/2023 3:35 CH)

Ngành Ngân hàng Thanh Hóa sơ kết hoạt động 9 tháng đầu năm 2023 và triển khai nhiệm vụ những...(05/10/2023 9:59 CH)

Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thanh Hóa tổ chức tập huấn nghiệp cụ về phòng cháy chữa cháy và cứu...(20/08/2023 5:13 CH)

Hội thao - Giao lưu văn nghệ Cụm thi đua 5 năm 2023(02/08/2023 11:01 SA)

Cụm thi đua 5 - Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội nghị sơ kết công tác thi đua, khen thưởng 6 tháng...(28/07/2023 11:43 SA)

Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2023 về hoạt động Quỹ tín dụng Nhân dân(23/06/2023 11:31 SA)

 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá trung tâm của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ, áp dụng cho ngày 18/01/2025 như sau:
Tỷ giá trung tâm Tỷ giá
1 Đô la Mỹ = 23.249 VND
Bằng chữ Hai mươi ba nghìn hai trăm bốn mươi chín Đồng Việt Nam
Số văn bản 181/TB-NHNN
Ngày ban hành 18/01/2025
System.Net.WebException: The underlying connection was closed: An unexpected error occurred on a receive. ---> System.ComponentModel.Win32Exception: The client and server cannot communicate, because they do not possess a common algorithm at System.Net.SSPIWrapper.AcquireCredentialsHandle(SSPIInterface SecModule, String package, CredentialUse intent, SecureCredential scc) at System.Net.Security.SecureChannel.AcquireCredentialsHandle(CredentialUse credUsage, SecureCredential& secureCredential) at System.Net.Security.SecureChannel.AcquireClientCredentials(Byte[]& thumbPrint) at System.Net.Security.SecureChannel.GenerateToken(Byte[] input, Int32 offset, Int32 count, Byte[]& output) at System.Net.Security.SecureChannel.NextMessage(Byte[] incoming, Int32 offset, Int32 count) at System.Net.Security.SslState.StartSendBlob(Byte[] incoming, Int32 count, AsyncProtocolRequest asyncRequest) at System.Net.Security.SslState.ForceAuthentication(Boolean receiveFirst, Byte[] buffer, AsyncProtocolRequest asyncRequest) at System.Net.Security.SslState.ProcessAuthentication(LazyAsyncResult lazyResult) at System.Threading.ExecutionContext.RunInternal(ExecutionContext executionContext, ContextCallback callback, Object state, Boolean preserveSyncCtx) at System.Threading.ExecutionContext.Run(ExecutionContext executionContext, ContextCallback callback, Object state, Boolean preserveSyncCtx) at System.Threading.ExecutionContext.Run(ExecutionContext executionContext, ContextCallback callback, Object state) at System.Net.TlsStream.ProcessAuthentication(LazyAsyncResult result) at System.Net.TlsStream.Write(Byte[] buffer, Int32 offset, Int32 size) at System.Net.PooledStream.Write(Byte[] buffer, Int32 offset, Int32 size) at System.Net.ConnectStream.WriteHeaders(Boolean async) --- End of inner exception stack trace --- at System.Net.HttpWebRequest.GetResponse() at Tandan.Portal.ThanhHoa.CrawlTiGiaNganHangTrungUong.CrawlTiGiaNganHangTrungUongUserControl.GetHtmlFromLink(String SrcUrl) at Tandan.Portal.ThanhHoa.CrawlTiGiaNganHangTrungUong.CrawlTiGiaNganHangTrungUongUserControl.Page_Load(Object sender, EventArgs e)
°