Đầu tư tín dụng theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP ở Thanh Hoá: ĐÔI ĐIỀU TRĂN TRỞ

Đăng ngày 11 - 12 - 2020
100%

Biển được xem là cửa ngõ quốc gia, nơi giao lưu với Thế giới bên ngoài. Biển Đông của nước ta có tầm quan trọng đặc biệt cả về kinh tế, cả về an ninh quốc gia. Quán triệt tinh thần Nghị quyết 03/ NQ- TW, ngày 6/5/1993 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế biển. Thanh Hoá xác định kinh tế biển là ngành kinh tế quan trọng và có tiềm năng phát triển lớn. Sau 6 năm triển khai thực hiện Nghị định số 67/2014/NĐ-CP, ngày 07/7/2014 của Chính Phủ về chính sách phát triển thủy sản (Nghị định 67) đã mang lại hiệu quả rõ rệt tại Thanh Hóa. Tuy nhiên, nợ xấu ngày càng gia tăng, trở thành gánh nặng cho các NHTM tham gia Chương trình này.

Thế mạnh kinh tế biển

Thanh Hoá có bờ biển dài 102 km. Bờ biển có sự phân bố cục bộ về địa hình, biến động đường bờ và bãi biển (bồi tụ và xói lở). Năm cửa sông lớn đổ ra biển hình thành ở khu vực hạ lưu các cụm điểm nghề cá tập trung và vùng triều rộng lớn 8.040 ha, có nhiều vụng và bãi nông xung quanh đảo nhỏ ven bờ rất thuận lợi cho phát triển nuôi tôm, trồng rau câu và nuôi các loại hải sản khác. Ba trung tâm nghề cá lớn: Lạch Trường, Lạch Hới, Lạch Bạng - Đảo Mê là các cụm điểm chính về cơ sở hạ tầng, bến đậu dịch vụ hậu cần cho các nghề khai thác, nuôi trồng và chế biển thuỷ sản của tỉnh.

Vùng biển Thanh Hoá nằm ở vùng trung tâm Vịnh Bắc Bộ, nơi có nhiều bãi tôm, mực, cá đáy và cá nổi có trữ lượng lớn, phong phú và có nhiều loại có giá trị xuất khẩu cao. Theo các số liệu điều tra trữ lượng nguồn lợi hải sản vùng biển Thanh Hoá có khoảng 100.000 -120.000 tấn, khả năng có thể khai thác từ 65.000 - 75.000 tấn/năm.

Chế độ khí tượng trên biển Thanh Hoá là một bộ phận của miền khí hậu nhiệt đới mùa hè nóng ẩm, mùa đông lạnh. Gió mùa đông bắc ảnh hưởng trực tiếp đến khí hậu khu vực. Khu vực Biển Thanh Hoá thuộc vùng nhật triều của Vịnh Bắc bộ, trung bình hàng tháng có 18-22 ngày nhật triều. Biên độ triều lớn, tạo ra những bãi triều cửa sông Sung, sông Mã, sông Ghép, rất thích hợp cho nghề nuôi trồng thuỷ sản. 

Thực hiện Nghị định 67 ở Thanh Hóa – nhìn lại sau 6 năm

Sau 6 năm triển khai thực hiện Nghị định 67 đã mang lại hiệu quả rõ rệt tại Thanh Hóa. Đây là chủ trương lớn, phù hợp với tình hình thực tế và nguyện vọng của đông đảo ngư dân Thanh Hóa nói riêng và ngư dân cả nước nói chung. Thanh Hoá đã nhanh chóng tạo ra một lực lượng công cụ sản xuất lớn, từng bước chuyển đổi cơ cấu tàu thuyền, nghề nghiệp theo hướng giảm áp lực khai thác ở vùng biển ven bờ, loại bỏ dần phương tiện nhỏ lạc hậu mà trước đây thường gặp rủi ro do thiên tai gây ra khi đánh bắt gần bờ. Trang bị tàu thuyền có công suất lớn, thiết bị máy móc hiện đại, công nghệ khai thác tiên tiến nhằm góp phần nâng cao năng suất, góp phần bảo vệ và tái tạo nguồn lợi hải sản vùng ven bờ và từng bước đưa nghề khai thác hải sản theo hướng công nghiệp hoá, hiện đaị hoá, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Tính đến 30/9/2020, tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt danh sách 58/94 chủ tàu đủ điều kiện đóng mới tàu cá, tàu dịch vụ khai thác hải sản xa bờ. Các NHTM đã ký 58 hợp đồng tín dụng/63 hồ sơ vay vốn tàu được UBND tỉnh phê duyệt để đóng mới, nâng cấp (gồm 17 tàu hậu cần và 41 tàu đánh bắt hải sản). Tổng số tiền cam kết cho vay 653,315 tỷ đồng. Mức cho vay theo nhu cầu của khách hàng từ 65% - 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới nâng cấp tàu, tài sản đảm bảo là chính con tàu đang đầu tư. Doanh số cho vay lũy kế từ đầu Chương trình đạt 652,021 tỷ đồng. Doanh số thu nợ: 56,421 tỷ đồng. Dư nợ đến ngày 30/9/2020 là 595,6 tỷ đồng.   

Theo đánh giá của nhiều ngư dân có tàu đóng mới theo Nghị định 67, kết quả sau mỗi chuyến biển cho thấy phương tiện đóng theo Nghị đinh 67 hiệu quả kinh tế khá hơn so với các đội tàu truyền thống của địa phương; các phương tiện đảm bảo tính an toàn cao cho người và tài sản. Các ngư dân cho biết, tàu vỏ sắt có rất nhiều ưu điểm vượt trội so với tàu vỏ gỗ về độ an toàn, di chuyển rất nhanh, khoang rộng chứa được nhiều ngư cụ, nguyên liệu bảo quản, vật dụng sinh hoạt, được thiết kế hiện đại từ hệ thống buồng lái, đèn chụp đến cần cẩu đều hoạt động tốt... nên có thể đánh bắt xa bờ cả tháng trên biển và hiệu quả đánh bắt cao.

Theo đánh giá của ông Trần Văn Thành, Giám đốc Agribank Chi nhánh Nam Thanh Hóa thì hầu hết tàu vỏ gỗ đều có hiệu quả đánh bắt, ngư dân trả nợ sòng phẳng, tàu vỏ sắt gặp nhiều khó khăn vướng mắc. Chẳng hạn, chiếc tàu vỏ gỗ TH 93888 TS tổng giá trị 11,6 tỷ đồng của ông Trịnh Văn Hùng, xã Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc. Tàu được trang bị nhiều thiết bị hiện đại, có thể tham gia đánh bắt xa bờ dài ngày trên biển. Sau mỗi chuyến biển, trừ các chi phí, tàu đem về lợi nhuận từ 100 - 200 triệu đồng/chuyến; tàu cá vỏ gỗ TH-91676-TS của ông Nguyễn Văn Xuyên, thôn Thắng Phúc, xã Ngư Lộc tổng trị giá 14,3 tỷ đồng, được hỗ trợ vay vốn 10 tỷ đồng. Trên tàu có đủ trang thiết bị hiện đại như: máy dò ngang Koden, máy định vị định dạng, máy dò đứng... đã giúp tàu cá của gia đình có những chuyến ra khơi hiệu quả. Sau khi trừ chi phí đem về cho gia đình  từ 2 - 3 tỷ đồng lãi ròng mỗi năm.

Tiềm năng khai thác thuỷ sản: Theo số liệu điều tra của ngành nông nghiệp Thanh Hoá bãi cá nổi vùng khơi từ bắc Lạch Hới đến Đông - Nam Hòn Mê là bãi cá di cư kiếm mồi và trú đông, trữ lượng khoảng 15.000-20.000 tấn, khả năng khai thác 7.000-9.000 tấn/năm. Độ sâu khai thác khoảng 30-50 m, cách bờ khoảng 30-60 hải lý. Mùa vụ khai thác quanh năm, nhưng vụ bắc vào các tháng từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, được xem là vụ khai thác chính. Đối tượng khai thác chủ yếu là cá Lầm, cá Nục, cá Trích (chiếm 60-70%); cá Chim, cá Thu, cá Bạc má, ... (chiếm 30-40%).

Bãi cá nổi cận khơi có vị trí từ  bắc Hòn Nẹ đến Tây - Nam Hòn Mê, nằm giữa vùng nước khơi và vùng nước lặng ở độ sâu từ 10-30m. Mùa vụ khai thác quanh năm, nhưng sản lượng cao nhất vào các tháng 3-4 và tháng 7-10 hàng năm. Đối tượng khai thác là cá Lầm, cá Nục, cá Trích chiếm 60-70%; cá Chim, cá Thu, cá Chỏng, cá Lẹp... chiếm 30-40%.

Bãi cá ven bờ kéo dài từ Nghệ An đến Ninh Bình có trữ lượng từ 12.000- 15.000 tấn, khả năng khai thác 5.000- 6.000 tấn/ năm. Độ sâu khai thác từ khoảng 10 m nước, khai thác quanh năm nhưng vụ chính là vào các tháng từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Riêng khu vực Biên Sơn, Hòn Mê có sản lượng đánh bắt cao vào tháng 10-12. Đối tượng khai thác là cá Lầm, cá Nục, cá Trích chiếm 50-60%, cá Chỏng, cá Lẹp, ... chiếm 40-50%.

Hiện nay, xu thế nguồn lợi cá nổi tăng ở vùng khơi, giảm ở vùng ven bờ, cho nên tổng trữ lượng vẫn hầu như không biến đổi, vẫn giữ ở mức 50.000-60.000 tấn và sản lượng khai thác khoảng 20.000-25.000 tấn/năm không ảnh hưởng đến nguồn lợi.  

Cá đáy ở vùng biển Thanh Hoá tương đối phong phú và ổn định. Theo những điều tra, Thanh Hoá có 6 bãi cá đáy với tổng diện tích 2.800 hải lý vuông, trữ lượng khoảng 40.000-50.000 tấn, khả năng khai thác khoảng 15.000-20.000 tấn/ năm. Trong đó, sản lượng khai thác cá Hồng, cá Lượng, cá Phèn, cá Mối, cá Đá, cá Bánh Đường chiếm tỷ lệ cao. Cá đáy phân bổ từ khắp vùng lộng ra khơi, gần như khai thác diễn ra 12 tháng trong năm.

Theo chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam và quy hoạch phát triển nghề cá của địa phương, đến năm 2025, Thanh Hóa sẽ phát triển nghề khai thác hải sản theo hướng giảm dần tỷ trọng khai thác gần bờ, đầu tư phát triển tàu có công suất lớn đánh bắt xa bờ vì thế việc đóng mới, cải hoán tàu nhỏ thành tàu có công suất lớn đang được đông đảo ngư dân hưởng ứng. Tỉnh Thanh Hóa hiện có khoảng 1.800 tàu có công suất 90CV trở lên (chiếm khoảng 26 % tổng số tàu cá). Để nâng cao hiệu quả kinh tế khai thác hải sản, thời gian qua tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo tổ chức khai thác hải sản theo hướng tập trung thành các tổ đội, Tổ đoàn kết trên biển; ứng dụng máy dò ngang Sonar, định vị vệ tinh; tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng… cho các tàu khai thác xa bờ; xây dựng cơ sở dữ liệu tàu thuyền đánh bắt hải sản trên địa bàn tỉnh nhằm đưa công nghệ thông tin vào quản lý hoạt động khai thác.

Không chỉ chú trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao trong hoạt động khai thác, việc bảo quản cá cũng được bà con lắp đặt hệ thống bảo quản sản phẩm hải sản sau thu hoạch bằng bọt xốp Polyuethane (PU), lót hầm tàu bằng inox... để nâng cao chất lượng sản phẩm sau khai thác và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giúp tỷ lệ cá đạt chất lượng cao trên 90%.

Còn đó những nỗi lo !

Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước mang tính đột phá, đồng bộ, phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của đông đảo ngư dân, góp phần quan trọng phát triển ngành thủy sản theo hướng công nghiệp, hiện đại hóa và tái cơ cấu ngành thủy sản, phát triển bền vững.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Nghị định 67 còn một số khó khăn, vướng mắc cần được khắc phục. Đó là các hạng mục đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước cho cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão, khu nuôi trồng thủy sản tập trung còn hạn chế, chưa đồng bộ. Nguồn vốn cho duy tu bảo dưỡng thấp nên hầu hết các công trình cơ sở hạ tầng nghề cá bị xuống cấp, quá tải.

Bên cạnh đó, do đây là lần đầu được triển khai đóng tàu vỏ thép nên ngư dân còn lúng túng trong việc lựa chọn cơ sở đóng tàu, tư vấn thiết kế. Công tác giám sát thi công, đăng kiểm còn thiếu về nguồn lực và yếu về trình độ. Trong giai đoạn đầu, ngư dân chưa quen, chưa nắm vững được đặc tính, quy trình vận hành, bảo dưỡng của tàu cá đóng mới theo Nghị định 67 nên việc tiếp thu kiến thức, kỹ năng sử dụng vận hành tàu vỏ thép, hiện đại còn hạn chế; một số chủ tàu chưa phát huy tính năng kỹ thuật của các trang thiết bị hiện đại được trang bị trên tàu trong quá trình hoạt động trên biển...

Nợ xấu của Chương trình cho vay đóng tàu – gánh nặng của NHTM

Sau 6 năm thực hiện Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản. 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển tham gia Chương trình này. Ngành Ngân hàng đã ký hợp đồng tín dụng đối với ngư dân để cho vay mới, nâng cấp 1.178 tàu (1.032 tàu đóng mới và 146 tàu nâng cấp) với tổng số tiền cam kết cho vay đạt gần 11.700 tỷ đồng. Dư nợ cho vay Chương trình đến cuối tháng 6/2018 đạt trên 10.687 tỷ đồng. Tuy nhiên, qua theo dõi NHTW nhận thấy nợ xấu của Chương trình ngày càng gia tăng. Hiện nay, nợ xấu của Chương trình đã trở thành gáng nặng cho các NHTM và đang có xu hướng tiếp tục gia tăng.

Ở Thanh Hóa, đến 30/9/2020 tổng số nợ xấu Chương này là 359,41 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu lên tới 60,34%. Nợ xấu chủ yếu phát sinh từ các tàu vỏ sắt (21 tàu), phần lớn nằm ở các NHĐT&PT Thanh Hóa, NHĐT&PT Bỉm Sơn, Agribank Bắc Thanh Hoá. Mặc dù được các NHTM cơ cấu nợ cho 25 con tàu với dư nợ 169,66 tỷ đồng. Nhưng vẫn còn nhiều chủ tàu chây ỳ, cố tình không trả nợ, các NHTM buộc phải khởi kiện 10 chủ tàu (vỏ thép) ra toà, với số dư nợ là 137,066 tỷ đồng và 01 chủ tàu vỏ gỗ, với dư nợ 8 tỷ đồng ra toà.

Nguyên nhân phát sinh nợ xấu chủ yếu do:

(i) Tàu đóng mới không bảo đảm chất lượng, không đưa vào khai thác sử dụng được hoặc đã đưa vào khai thác nhưng thường xuyên phải nằm bờ để sửa chữa, dẫn đến ngư dân không có nguồn trả nợ NH. Trong quá trình hoạt động khai thác, một số tàu vỏ thép ở các huyện Hậu Lộc, Quảng Xương, Hoằng Hóa, Tĩnh Gia, thành phố Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hóa) bị trục trặc về máy phát điện và trang thiết bị khai thác, phải sửa chữa trong thời gian dài nên khai thác chưa hiệu quả.

(ii) Ngư trường đánh bắt không thuận lợi, nguồn lợi hải sản suy giảm, thời tiết diễn biến bất thường ảnh hưởng đến doanh thu của ngư dân, nhiều ngư dân không đủ năng lực khai thác.

(iii) Một số ngư dân cho rằng đây là nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước, có thái độ chây ỳ, thiếu trách nhiệm trả nợ ngân hàng. Tàu vẫn đều đặn ra khơi, nhiều chủ tàu khai thác có hiệu quả, nhưng không trả nợ khi đến kỳ trả nợ gốc, lãi. Ngoài ra, việc ngư dân không thường xuyên cập nhật thông tin liên quan đến tình hình khai thác vào sổ nhật ký khác thác hoặc bán hải sản khai thác trên biển cũng khiến ngân hàng gặp khó khăn trong quản lý dòng tiền và thu hồi nợ vay.

Đôi điều bàn luận

Qua nghiên cứu quá trình tổ chức sản xuất, đánh bắt hải sản của ngư dân, cho thấy sản xuất theo mô hình Tổ đoàn kết trên biển, tổ chức sản xuất theo mô hình liên kết sản xuất giữa khai thác, dịch vụ hậu cần trên biển và vận chuyển tiêu thụ sản phẩm mới mang lại hiệu quả. Do vậy, chúng tôi đề nghị các cấp ủy, chính quyền địa phương phải kiên quyết tổ chức lại sản xuất theo mô hình này. Không để tình trạng manh mún, mạnh ai thì ra khơi, không hiệu quả trong sản xuất thì chây ỳ không trả nợ ngân hàng.

Ngành Nông nghiệp và PTNT phải hướng dẫn chủ tàu trong việc duy tu, sửa chữa theo định kỳ, kịp thời phát hiện trục trặc, hỏng hóc đối với tàu vỏ thép để có biện pháp đảm bảo an toàn khi hoạt động; Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hóa cũng sẽ phối hợp với Trung tâm Đăng kiểm tàu cá - Tổng cục Thủy sản thực hiện tốt công tác kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu cá theo quy chế đăng kiểm tàu cá.

Xây dựng quy định về quản lý lịch trình và nhật ký khai thác của ngư dân, giúp các ngân hàng kiểm soát được dòng tiền để thu hồi nợ vay.

Cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh Thanh Hoá cần quyết liệt trong quá việc tổ chức thi hành án đối với các chủ tàu cố tình chây ỳ, không trả nợ ngân hàng, không tham gia bảo hiểm tàu cá.

Đối với  trường hợp đấu giá tàu: các cơ quan chức năng tạo điều kiện chuyển đổi nhanh về hồ sơ, thủ tục pháp lý tàu cá khi người mua trúng đấu giá hợp pháp thông qua việc kê biên, bán đấu giá qua Cơ quan Thi hành án theo đúng pháp luật hiện hành.

Bộ đội Biên phòng cũng nên kiên quyết không cho các tàu cá ra khơi khi không gia hạn đăng kiểm, không mua bảo hiểm, chây ỳ trả nợ ngân hàng.

Nhìn lại sau 6 năm thực hiện Nghị định 67, dù còn đó những khó khăn trong triển khai thực hiện Nghị định 67, song thành quả sau những chuyến biển bội thu đã khẳng định hiệu quả của Chương trình. Trên những con tàu hiện đại, công suất lớn, ngư dân Thanh Hóa ngày càng tự tin vươn khơi bám biển để vừa khai thác hiệu quả trên các ngư trường, nâng cao đời sống ngư dân vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Do vậy, những khó khăn, vướng mắc của ngân hàng rất cần có sự chung tay góp sức tháo gỡ của chính quyền, các ngành hữu quan trong tỉnh./.

<

Tin mới nhất

Thực trạng và giải pháp về tiếp cận vốn tín dụng của các Hợp tác xã ở Thanh Hóa(29/10/2021 3:58 CH)

Hoạt động ngân hàng Thanh Hoá 9 tháng năm 2021 và dự báo(08/10/2021 4:40 CH)

Giữ đà tăng trưởng kinh tế trong đại dịch (04/10/2021 4:50 CH)

Nhận diện khó khăn, thách thức của tổ chức tín dụng trong bối cảnh dịch COVID hiện nay(25/08/2021 9:39 SA)

Toàn cảnh nợ xấu ngân hàng(12/08/2021 9:24 SA)

8 khó khăn, 8 giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp(09/08/2021 10:13 SA)

Doanh nghiệp cần nhiều hơn ở Thông tư 03(09/08/2021 9:45 SA)

Sửa đổi Thông tư 03: Gỡ khó cho cả ngân hàng, doanh nghiệp(09/08/2021 9:33 SA)

Truyền thống vẻ vang và những kết quả đổi mới, phát triển của ngành Ngân hàng trong 70 năm qua(02/05/2021 11:47 CH)

Quỹ tín dụng nhân dân: Một số khúc mắc cần sớm được tháo gỡ(16/12/2020 4:24 CH)

“Van” tín dụng không phải là lãi suất(15/12/2020 2:46 CH)

Đầu tư tín dụng theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP ở Thanh Hoá: ĐÔI ĐIỀU TRĂN TRỞ(11/12/2020 4:50 CH)

Ngân hàng khấu trừ thuế trên tài khoản khách hàng(30/11/2020 9:58 SA)

Việt Nam trên con đường trở thành “quốc gia không tiền mặt”(12/11/2020 11:18 CH)

NGÂN HÀNG THANH HOÁ: HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2020 VÀ DỰ BÁO(21/10/2020 2:34 CH)

Thi hành án tín dụng ngân hàng đối với các khoản vay có biện pháp bảo đảm: Một số giải pháp hoàn...(06/10/2020 4:32 CH)

Tín dụng đen và những thủ đoạn lách luật và chiêu trò thời công nghệ(07/09/2020 5:07 CH)

Chính sách phát triển tín dụng xanh và những vấn đề đặt ra trong các quy định pháp luật về cấp...(25/08/2020 9:17 SA)

Cho vay ngang hàng - kinh nghiệm thế giới và hàm ý cho Việt Nam(13/07/2020 4:42 CH)

 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá trung tâm của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ, áp dụng cho ngày 21/11/2024 như sau:
Tỷ giá trung tâm Tỷ giá
1 Đô la Mỹ = 23.249 VND
Bằng chữ Hai mươi ba nghìn hai trăm bốn mươi chín Đồng Việt Nam
Số văn bản 181/TB-NHNN
Ngày ban hành 21/11/2024
System.Net.WebException: The underlying connection was closed: An unexpected error occurred on a receive. ---> System.ComponentModel.Win32Exception: The client and server cannot communicate, because they do not possess a common algorithm at System.Net.SSPIWrapper.AcquireCredentialsHandle(SSPIInterface SecModule, String package, CredentialUse intent, SecureCredential scc) at System.Net.Security.SecureChannel.AcquireCredentialsHandle(CredentialUse credUsage, SecureCredential& secureCredential) at System.Net.Security.SecureChannel.AcquireClientCredentials(Byte[]& thumbPrint) at System.Net.Security.SecureChannel.GenerateToken(Byte[] input, Int32 offset, Int32 count, Byte[]& output) at System.Net.Security.SecureChannel.NextMessage(Byte[] incoming, Int32 offset, Int32 count) at System.Net.Security.SslState.StartSendBlob(Byte[] incoming, Int32 count, AsyncProtocolRequest asyncRequest) at System.Net.Security.SslState.ForceAuthentication(Boolean receiveFirst, Byte[] buffer, AsyncProtocolRequest asyncRequest) at System.Net.Security.SslState.ProcessAuthentication(LazyAsyncResult lazyResult) at System.Threading.ExecutionContext.RunInternal(ExecutionContext executionContext, ContextCallback callback, Object state, Boolean preserveSyncCtx) at System.Threading.ExecutionContext.Run(ExecutionContext executionContext, ContextCallback callback, Object state, Boolean preserveSyncCtx) at System.Threading.ExecutionContext.Run(ExecutionContext executionContext, ContextCallback callback, Object state) at System.Net.TlsStream.ProcessAuthentication(LazyAsyncResult result) at System.Net.TlsStream.Write(Byte[] buffer, Int32 offset, Int32 size) at System.Net.PooledStream.Write(Byte[] buffer, Int32 offset, Int32 size) at System.Net.ConnectStream.WriteHeaders(Boolean async) --- End of inner exception stack trace --- at System.Net.HttpWebRequest.GetResponse() at Tandan.Portal.ThanhHoa.CrawlTiGiaNganHangTrungUong.CrawlTiGiaNganHangTrungUongUserControl.GetHtmlFromLink(String SrcUrl) at Tandan.Portal.ThanhHoa.CrawlTiGiaNganHangTrungUong.CrawlTiGiaNganHangTrungUongUserControl.Page_Load(Object sender, EventArgs e)
°